Trang mua bán nhà đất hàng đầu Việt Nam

Nhà công vụ có tạo ra bất bình đẳng xã hội?

Cập nhật: 24/06/2014 09:36

Vấn đề bỏ nhà ở công vụ đang làm nóng nghị trường Quốc hội. Nhiều đại biểu đưa ra ý kiến: Nhà ở công vụ thực chất là “bao cấp cho số ít đối tượng với giá rẻ”… Nhà ở công vụ “không đảm bảo công bằng xã hội”...

Nhà công vụ: Bao cấp cho một số ít đối tượng với giá rẻ

Là người đầu tiên đề cập đến vấn đề nhà công vụ, ĐB Trần Ngọc Vinh dẫn ra hàng loạt “thực trạng”. Đó là việc sử dụng không đúng đối tượng, sai mục đích, nhiều người không đủ tiêu chuẩn vẫn được ở nhà công vụ. Điều này vừa gây dư luận không tốt, vừa không đảm bảo công bằng xã hội.

 Nhiều gia đình ở khu tập thể Dệt 8.3 - Hà Nội (xây dựng từ những năm 1960) chỉ có diện tích vài mét vuông

Ông nói: “Tôi thấy nhà công vụ phục vụ cho một số ít đối tượng chứ không nhằm vào đối tượng phổ thông, thực chất là bao cấp cho một số ít đối tượng với giá rẻ, trong khi số đông cán bộ, công chức, nhất là cán bộ, công chức trẻ ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có nhu cầu thực sự thì không được đáp ứng - ông Vinh nói và đề nghị phát triển nhà công vụ sắp tới phải nhằm hướng tới mọi đối tượng thực hiện công vụ, thay vì chỉ phục vụ một số đối tượng nhất định.

ĐB Nguyễn Thị Khá băn khoăn: “Đưa chính sách nhà ở vào lương là chưa có khả năng”, trong khi nhà ở công vụ là điều kiện để những người được điều động luân chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác như địa phương về trung ương và ngược lại, kể cả cán bộ được tăng cường về các vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa như thầy thuốc, thầy giáo, kỹ sư, tri thức trẻ là cần thiết.

Tránh chính sách đầu tư cho vùng này thì nhiều, nhưng điều kiện hưởng thụ thì chưa có vì không ai chịu về, đồng thời nêu ví dụ bằng chuyện kết dư quỹ BHYT ở thôn, bản hay đối với học sinh phổ thông chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bà Khá đề nghị chính sách này vẫn cần duy trì nhưng thực hiện một cách công khai, minh bạch: Khi xong nhiệm vụ thì phải kết thúc sử dụng nhà công vụ để người đến nhận nhiệm vụ mới có nơi ở ngay. Hiện nay, người cũ thì chưa trả, người mới không có ở, không xử lý được.

Thị trường nhà phát triển méo mó, vừa thừa vừa thiếu

Nhắc lại thực tế “sau 8 năm, nhà ở xã hội không phát triển, thị trường nhà ở lại phát triển méo mó, vừa thừa vừa thiếu. Nhà thương mại gọi là nhà cao cấp thì phát triển ồ ạt, còn nhà phổ thông phù hợp với sức mua của dân thì không có. ĐB Trần Du Lịch đề nghị nguyên tắc “cái gì của thị trường để thị trường làm, Nhà nước tập trung phát triển nhà ở ở phần của Nhà nước, chúng ta không ôm tất cả vấn đề của thị trường vào đây”.

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành đề nghị phát triển nhà ở xã hội cần phải có thị trường nhà ở cho thuê với các nguyên do “thị trường nhà cho thuê hiện còn bỏ ngỏ, chưa được khai thác hoặc có chăng chỉ là kinh doanh nhỏ lẻ, ngắn hạn của các cá nhân, hộ gia đình; việc phát triển thị trường nhà ở cho thuê giải phóng tâm lý lệ thuộc về nhà ở; góp phần giải phóng nguồn vốn mà các cá nhân, hộ gia đình phải chi cho thị trường bất động sản chuyển sang lĩnh vực đầu tư khác hoặc kích thích nhu cầu tiêu dùng xã hội, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề nhà ở tái định cư, nhà ở công vụ và vấn đề tính lương.

(Theo Lao động)

TIN CŨ HƠN
CHỦ ĐỀ KHÁC
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM