Theo Bộ luật Dân sự 2015, di sản của người đã khuất sẽ được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật (trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ). Nhưng dù phân chia theo cách nào thì 4 nhóm người dưới đây đều nhận được một phần di sản, kể cả khi không có tên trong di chúc.
Điều 644 Bộ luật Dân sự quy định có 6 nhóm đối tượng được hưởng thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, bao gồm:
1. Con chưa thành niên của người để lại di sản: Độ tuổi thành niên được xác định tại thời điểm người có di sản thừa kế chết (thời điểm mở thừa kế)
2. Cha/ mẹ của người để lại di sản: Cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ nuôi của người để lại di sản (không bao gồm cha mẹ của vợ/chồng)
3. Vợ/ chồng của người để lại di sản: Vợ, chồng hợp pháp của người để lại di sản, theo pháp luật về hôn nhân và gia đình
4. Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản: Bộ Luật Dân sự hiện không định nghĩa cụ thể về nhóm đối tượng này. Nhưng theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, một số trường hợp được coi là mất khả năng lao động như: Người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống
Có 4 trường hợp được hưởng thừa kế dù không có tên trong di chúc. Ảnh minh họa
Như vậy, nếu không có tên trong di chúc nhưng thuộc các trường hợp kể trên thì mỗi người sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (nếu di sản được chia theo pháp luật). Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người có cùng quan hệ huyết thống, hoặc quan hệ hôn nhân thân thiết, gần gũi với người để lại di sản.
Trường hợp ngoại lệ, dù thuộc 1 trong 4 nhóm đối tượng trên, nhưng người đó lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản, hoặc bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó… hoặc từ chối nhận di sản thì họ sẽ không được nhận thừa kế.
Link báo gốc: http://thanhnienviet.vn/2020/01/23/4-truong-hop-khong-co-ten-trong-di-chuc-van-duoc-huong-thua-ke
Theo ThanhnienViet