Trang mua bán nhà đất hàng đầu Việt Nam

Vợ nhường hết nhà đất cho chồng vì không muốn nuôi con chung sau khi ly hôn

Cập nhật: 01/12/2020 14:31

Theo thỏa thuận khi ly hôn, do một số lý do cá nhân nên chị Lành (Thanh Xuân, Hà Nội) đồng ý nhường hết phần tài sản nhà, đất của mình cho chồng để anh này trực tiếp nuôi 2 con gái. Chị Lành thắc mắc thỏa thuận này của vợ chồng chị có được tòa công nhận và làm chứng khi phán quyết ly hôn hay không và chị phải thực hiện những thủ tục gì để đảm bảo việc chuyển nhượng nhà đất cho chồng diễn ra đúng pháp lý?

Trả lời:

Do chị Lành không nói rõ nhà và đất mà chị muốn chuyển nhượng cho chồng là tài sản chị riêng có hay tài sản chung được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân của cả 2 vợ chồng, cho nên sẽ xảy ra 2 trường hợp:

- Nhà và đất muốn chuyển nhượng là tài sản chung của 2 vợ chồng chị Lành, chị Lành chỉ là người đồng sở hữu.

- Nhà và đất muốn chuyển nhượng là tài sản riêng của chị Lành (phải có các căn cứ pháp lý chứng minh được điều đó).

Tùy vào từng trường hợp cũng như các cơ sở pháp lý khác như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai..., thủ tục chuyển nhượng nhà đất cho chồng mà chị Lành cần thực hiện cụ thể như sau:

Trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của người vợ

Căn cứ Khoản 1 và 2 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản riêng của vợ/chồng có thể là tài sản mà mỗi người có được trước khi kết hôn, được thừa kế/tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân (có giấy tờ pháp lý chứng minh), hoặc tài sản riêng phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng theo quy định của pháp luật. Nếu thuộc một trong bất cứ trường hợp nào nêu trên, nhà đất mà chị Lành muốn chuyển nhượng cho chồng chính là tài sản riêng mà chị có được trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Khi đó, chị Lành chỉ cần lập hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng chuyển nhượng sang tên để nhường hết quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở đó cho chồng như mong muốn.

Thủ tục chuyển nhượng, sang tên quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất khi đó được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013. Cụ thể như sau:

Trước hết chị Lành cần chuẩn bị một bộ hồ sơ chuyển nhượng nhà đất bao gồm các giấy tờ chính như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dự thảo hợp đồng chuyển nhượng, phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng chuyển nhượng, bản sao giấy tờ tùy thân của chị và chồng (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn), giấy tờ chứng minh nhà đất đó là tài sản riêng mà chị Lành có được trước/trong thời kỳ hôn nhân...

Nộp bộ hồ sơ này tại văn phòng công chứng để nhân viên công chứng xem xét, tư vấn và thực hiện công chứng. Sau đó cả 2 bên gồm người chuyển nhượng (chị Lành) và người nhận chuyển nhượng (chồng chị Lành) sẽ đến văn phòng quản lý đất đai tại nơi có nhà, đất đó để thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.


Thủ tục chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng sau khi ly hôn còn tùy thuộc vào việc đó là tài sản chung hay riêng của vợ/chồng. Ảnh minh họa: Internet

Trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản chung của cả 2 vợ chồng

Tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tức là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, họat động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của cả 2 vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế/tặng cho riêng.

Như vậy, trường hợp nhà đất mà chị Lành muốn chuyển nhượng cho chồng là tài sản chung của cả 2 vợ chồng chị, thì theo pháp luật, mỗi người sẽ có quyền sở hữu một nửa đối với nhà, đất đó. Trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có thể có sự chênh lệch nếu vợ/chồng chứng minh được công sức đóng góp riêng của mình trong việc hình thành nên tài sản chung.

Khi muốn chuyển quyền sở hữu một phần của mình đối với nhà, đất sở hữu chung, chị Lành chỉ cần làm thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn hoặc hợp đồng tặng cho phần sở hữu của mình cho chồng là được.

Theo ThanhnienViet

TIN CŨ HƠN
CHỦ ĐỀ KHÁC
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM