Trang mua bán nhà đất hàng đầu Việt Nam

APEC Group vững vàng trước cơn bão tài chính

Cập nhật: 23/11/2022 15:15

Thị trường bất động sản đang bước vào giai đoạn khắc nghiệt và đầy thử thách. Trước làn sóng suy thoái, tầm nhìn chiến lược và năng lực quản trị doanh nghiệp là những yếu tốt sống còn giúp APEC Group trụ vững và duy trì sức khỏe tài chính ổn định.

Tăng trưởng 5 năm liên tiếp

Theo Báo cáo tài chính năm 2021, CTCP đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (HNX: API) đã có một năm tài chính rực rỡ với các chỉ số vượt đỉnh lịch sử khi doanh thu năm 2021 ghi nhận 1.168 tỉ đồng, LNTT đạt 271 tỉ đồng, gấp 4 lần lợi nhuận năm 2020.

Cũng trong năm 2021, CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (HNX: IDJ) – "ông trùm" BĐS nghỉ dưỡng cũng ghi điểm với doanh thu tăng gấp đôi đạt 893,4 tỷ đồng, LNTT đạt 253,7 tỷ đồng, tăng 2,55 lần so với cùng kỳ năm trước. Không kém cạnh, thành viên còn lại của hệ sinh thái APEC là Chứng khoán APS cũng có mức tăng trưởng ấn tượng, LNTT đạt 702,7 tỷ đồng, tăng gấp 11 lần cùng kỳ năm 2020.

Với kết quả kinh doanh vượt trội này, API và IDJ – 2 công ty thành viên của tập đoàn APEC đã vinh dự lọt bảng xếp hạng PROFIT500 – Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2021. Đây là dấu ấn quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của APEC trong giai đoạn thăng hoa từ năm 2017 – 2022, với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng từ doanh thu, lợi nhuận đến các chỉ tiêu tài chính như ROE, ROA, EPS,…

Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn APEC chia sẻ, ngay từ khi bước chân vào lĩnh vực BĐS, Apec Group đã hoạch định chiến lược rõ ràng tập trung vào phát triển tại thị trường có tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh; lựa chọn các dự án có vị trí đắc địa, quy mô lớn, pháp lý sạch và giá vốn thấp, có thể nhanh chóng triển khai.

Với định hướng trở thành thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, hiện Apec đang là chủ đầu tư của hàng loạt dự án lớn tại gần 20 tỉnh thành trên cả nước với tổng mức đầu tư khoảng 3 tỷ USD,...

Các sản phẩm của APEC đảm bảo tiêu chí 5 sao nhưng giá thành hợp lý với chế độ thanh toán linh hoạt cho các nhà đầu tư. Do đó, hầu như các sản phẩm của Apec khi tung ra đều đảm bảo sự hấp thụ tốt, hứa hẹn trở thành điểm hút về du lịch, phát triển thương mại - dịch vụ khi dự án đi vào hoạt động.

Chiến lược đi chậm mà chắc

Ông Nguyễn Quang Huy nhận định, giai đoạn 2022 - 2023 sẽ là khoảng thời gian rất khó khăn. Tỷ giá ngoại tệ, giá xăng dầu, giá vật liệu xây dựng đều tăng… dẫn đến chi phí của doanh nghiệp tăng theo. Mặt khác, việc kiểm soát chặt thị trường tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu khiến khả năng tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng trở nên hạn chế khi triển khai dự án. Khâu thủ tục đầu tư, pháp lý dự án… cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp BĐS.

"Đây là thời kỳ khó khăn và thách thức chồng chất với tất cả doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi luôn quan niệm "trong nguy có cơ", đây là thời điểm để chúng tôi xem xét, đánh giá hiện trạng, đưa ra những thay đổi mang tính chiến lược, lấy sự ổn trọng làm trọng tâm. Hiện công ty đã có đủ các nguồn lực cần thiết về con người, tài chính, công nghệ để đáp ứng các thay đổi, sẵn sàng nắm bắt cơ hội theo tình hình mới. APEC có thể đi chậm nhưng chắc chắn sẽ đi xa và bền vững hơn" ông Nguyễn Quang Huy - Phó Tổng giám đốc tập đoàn APEC chia sẻ.

Ông Huy cho biết, chiến lược giai đoạn 2022 – 2023, APEC sẽ không phát triển quá nhiều dự án mới mà sẽ tập trung vào phát triển, hoàn thiện và vận hành tốt các dự án đang có. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ thi công, hoàn thiện để đảm bảo bàn giao đúng hạn cho khách hàng, đẩy nhanh tốc độ bán hàng để tạo ngay doanh thu và đảm bảo kế hoạch SXKD hàng năm, tối ưu vòng quay vốn lưu động.

Tính đến 30/09/2022, dòng tiền người mua trả trước của IDJ đạt 1.773 tỷ đồng, API đạt 271 tỷ đồng. Tổng tài sản hiện tại của tập đoàn APEC đạt hơn 8.500 tỷ đồng.

APEC cũng chú trọng tạo hệ sinh thái khép kín cho BĐS nghỉ dưỡng, chủ động mọi khâu từ thiết kế, xây dựng, marketing, bán hàng đến vận hành, đảm bảo nguồn khách hàng ổn định, gia tăng giá trị BĐS cho các nhà đầu tư.

Đặc biệt, APEC tập trung nâng cao năng lực tài chính từ nhiều nguồn vốn khác nhau để đảm bảo sức khỏe tài chính của Công ty như nguồn vốn từ cổ đông, nguồn vốn của từ chủ sở hữu, nguồn vốn từ khách hàng, nguồn vốn từ Ngân hàng, nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu. Trong đó, vốn ngân hàng và vốn từ trái phiếu chiếm tỉ trọng thấp nhất, chỉ chiếm 5,6% trên tổng nợ phải trả. Điều này đã giúp APEC giảm thiểu được tác động của suy thoái kinh tế và là tiền đề để APEC có thể phát triển ổn định, đáp ứng được việc triển khai các dự án quy mô lớn.

Theo ông Nguyễn Quang Huy chia sẻ, "Năm 2022 – 2023 sẽ là năm bản lề với APEC khi nhiều dự án trọng điểm của các công ty BĐS trong hệ sinh thái APEC đến thời kỳ bàn giao như dự án APEC Royal Park Huế của API hay APEC Mandala Wyndham Mũi Né của IDJ. Kết quả kinh doanh có thể sẽ không đột phá như những năm trước nhưng vẫn sẽ tăng trưởng đều đặn, an toàn".

Theo Cafef.vn

TIN CŨ HƠN
CHỦ ĐỀ KHÁC
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM