Con mắt tinh tường của người xưa đã nhận ra vị thế quan trọng trong kết nối giao thương đường thủy của dòng sông Cổ Cò – đoạn đầu nối với sông Hàn (Đà Nẵng) và Thu Bồn (Quảng Nam). Hàng thế kỷ trôi qua, địa thế tự nhiên tạo tác độc đáo của sông Cổ Cò khẳng định vẹn nguyên giá trị về kinh tế, được nâng tầm trở thành cầu nối giao thoa hai miền di sản trù phú Hội An và Đà Nẵng.
Nửa thế kỷ nhộn nhịp giao thương
Giai đoạn thế kỷ 16 - 18, Hội An (hay còn gọi là cảng Faifo) từng là thương cảng sầm uất bậc nhất cả nước, trung chuyển hàng hóa có giá trị cao với các thương nhân khắp năm châu bốn bể, từ Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh,… tới Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm (Thái), Ấn Độ,… Song, trong khi Hội An thịnh vượng thì Đà Nẵng còn hoang sơ và tiêu điều do những dấu tích của nội chiến.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, non nước hiền hòa, Hội An từng giữ
vai trò trung tâm giao thương của khu vực
Để thúc đẩy thị cảng non trẻ Tourane (Đà Nẵng) cũng như tạo nên một vùng kinh tế phát triển, người xưa đã xem xét khu vực và nhận định thiên nhiên vốn tạo tác một “con đường huyết mạch” nối liền đôi bờ Đà Nẵng - Hội An, chạy song song theo đường biển, mang tên sông Cổ Cò. Đây sẽ chính là kênh trung chuyển hàng hóa chính của hải cảng thị mà không cần tới bàn tay của con người can thiệp.
Như tầm nhìn đã định, đến thế kỷ 19, Tourane (Đà Nẵng) đã thay thế Faifo (Hội An) trở thành thị cảnh số 1 tại Đàng Trong, đón tiếp nhiều thuyền lớn nhỏ tập nập ra vào. Tuy nhiên đến đầu thế kỷ 20, những trận lụt lớn liên tiếp xảy ra đã làm sông Cổ Cò bị vùi lấp khiến các thương nhân phải tìm con đường khác thay thế. Dù không còn nối liền một dải như trước nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của sông Cổ Cò với lịch sử ngoại thương của Đàng Trong một thời.
Khơi thông sông Cổ Cò, nối liền phát triển vùng
Tương tự như quá khứ, Đà Nẵng và Hội An hiện nay gặp phải bài toán không phát huy tối đa tiềm lực sẵn có nếu chỉ tồn tại riêng lẻ. Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hồng Ngọc (Đại học Bách khoa Đà Nẵng), cần tìm một nơi vừa hấp thụ áp lực xây dựng cho Hội An, vừa tạo động lực kinh tế, đa dạng hóa cơ cấu thay vì tập trung quá nhiều vào du lịch của Đà Nẵng hiện nay. Do đó, không nơi nào hợp lý hơn dọc sông Cổ Cò 24km - điểm “trung gian” có khả năng tạo sức lan tỏa cho sự phát triển của toàn vùng đô thị.
Đến nay, địa thế thuận lợi cho phát triển kinh tế của sông Cổ Cò một lần nữa được khẳng định khi TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất phương án nạo vét, khớp nối thông luồng, cải tạo cảnh quan,… sông Cổ Cò trước tháng 9/2020 với dự kiến đầu tư hơn 1.000 tỷ. Đây là tiền đề cho chiến lược đưa Cổ Cò trở thành cầu nối quan trọng giữa TP.Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về du lịch, văn hóa, thương mại.
Xa hơn là định hướng phát triển nơi đây trở thành một không gian đô thị sinh thái ven sông, mở ra những trải nghiệm du lịch phong phú. Đây là hướng đi đã được nhiều thành phố áp dụng thành công, điển hình như St Petersburg (Nga) hội tụ những công trình kiến trúc nổi tiếng dọc khắp con sông Neva chảy qua. Nắm bắt tiềm năng nói trên, BĐS ven sông Cổ Cò đang sôi động hơn bao giờ hết với một số dự án nổi bật hiện nay như: Đà Nẵng Pear, Ngọc Dương Riverside, Coco Riverside, Rosa Riverside Complex,…
Rosa Riverside Complex – Kết nối hai miền di sản
Theo quan sát của phóng viên tại khu vực Cổ Cò hiện nay, dự án khu đô thị Rosa Riverside Complex đang là tâm điểm của sự quan tâm, thu hút lượng lớn thăm quan mỗi ngày khi đánh trúng tâm lý của các nhà đầu tư dài hạn và khách hàng có nhu cầu ở thực về BĐS nghỉ dưỡng phát triển bền vững.
Hiểu rằng sông Cổ Cò được ví như long mạch của toàn vùng, dự án tôn trọng đường cong tự nhiên của dòng sông, nương theo sông mà phát triển cảnh quan, kiến trúc sao cho hài hòa với chốn non nước hữu tình nơi đây. Do đó, trên tổng diện tích hơn 38,1 ha, mật độ xây dựng của Rosa Riverside chỉ ở mức trung bình thấp 38%, còn lại nhường diện tích để phát triển tiện ích nội khu như: Sân bóng đá, hồ bơi, khu tập luyện thể thao, khu ẩm thực,… Các mảng xanh như công viên, vườn hoa,… được bố trí, kết hợp với sắc xanh của dòng sông uốn lượn, giúp làm mềm hóa các khối bê tông thô cứng, giữ trọn cảm giác thư thái, bình an song vẫn đảm bảo trải nghiệm sống tiện ích ngay ngưỡng cửa. Ngoài ra, loại hình nhà ở đa dạng nhưng đều giới hạn số tầng: đất ở phân lô (từ 90 - 120m2), 1.700 nhà phố thương mại, 1.400 nhà phố ven sông, 32 biệt thự nhà vườn, 22 biệt thự ven sông,… đảm bảo tính thông thoáng, tầm nhìn luôn hướng sông, biển.
Quy hoạch của Rosa Riverside Complex được chú trọng đầu tư, hưởng tới
sự phát triển hài hòa và bền vững
Dường như nhiệm vụ cầu nối Đà Nẵng - Hội An không chỉ nằm ở mỗi dòng sông Cổ Cò mà bất kỳ dự án BĐS ven sông cũng cần có trách nhiệm kết nối văn hóa đặc trưng của hai khu vực. Tại Rosa Riverside Complex, trong tương lai, từ bến thuyền của dự án - nơi sở hữu khúc uốn lượn đẹp nhất của Cổ Cò, du khách và cư dân có thể di chuyển bằng đường thủy ngưỡng vọng cảnh đẹp sông nước hữu tình, hòa mình với những trải nghiệm văn hóa vừa cổ điển của Hội An, vừa sôi động hiện đại như Đà Nẵng. Lần đầu tiên tại khu vực, một tuyến đường thủy mở ra, dễ dàng cập bến tới các điểm vui chơi, giải trí như: vãn cảnh chùa chiền, thưởng thức ẩm thực và âm nhạc địa phương, mua sắm trên tuyến đi bộ sông Hàn,…
Nhìn chung, những dự án được quy hoạch chỉnh chu từ chi tiết nhỏ nhất như Rosa Riverside Complex càng khiến viễn cảnh về một khu đô thị ven sông Cổ Cò đáng sống, đáng nghỉ dưỡng không còn xa. Không chỉ là nơi giao thoa giữa hai miền ¬¬di sản truyền thống và hiện đại, Cổ Cò còn trở thành mảnh ghép hoàn thiện nên bức tranh tổng thể du lịch Đà Nẵng - Hội An, mang đến những trải nghiệm đặc sắc riêng có.
Theo Batdongsan.com.vn