Trang mua bán nhà đất hàng đầu Việt Nam

Địa chỉ thường trú là gì? Điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú theo quy định

Cập nhật: 10/09/2020 10:30

Địa chỉ thường trú là nơi mà một cá nhân dùng làm địa chỉ liên lạc chính thức, có sinh sống, học tập và làm việc lâu dài tại đó. Địa chỉ này cần được chính công dân đến các cơ quan có thẩm quyền để đăng ký.

Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào lượng thông tin ít ỏi này thì khó mà nắm rõ cách giải quyết các thủ tục liên quan đến địa chỉ thường trú là gì. Vì vậy, nếu bạn đang cần tham khảo thêm các thông tin pháp lý về địa chỉ thường trú, thủ tục đăng ký thường trú hay các quy định liên quan thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ sau đây.

1. Chính xác thì địa chỉ thường trú là gì?

Địa chỉ thường trú là một trong những thuật ngữ pháp lý liên quan đến cư trú mà các công dân bắt gặp nhiều nhất hiện nay. Chúng ta có thể nhìn thấy mục thông tin này tại hầu hết các giấy tờ, văn bản như: lý lịch trích ngang, tờ khai nhân khẩu, hồ sơ xin việc,... Nếu bạn hiểu sai nội dung địa chỉ thường trú này thì các giấy tờ quan trọng như Chứng minh thư hoặc Hộ khẩu rất có thể đang bị nhầm lẫn thông tin.

Khái niệm thường trú

Thường trú là một thuật ngữ chỉ hoạt động cư trú hợp pháp của một cá nhân tại một địa chỉ chính thức, thuộc phạm vi lãnh thổ, quốc gia nào đó. Hình thức thường trú này cần được công nhận và bảo vệ theo Pháp luật hiện hành của quốc gia đó. Thường trú có thể được ghi nhận dù công dân cư trú tại địa điểm đó trong khoảng thời gian không xác định (Pháp luật không kiểm soát khoảng thời gian này dài hay ngắn).

Tuy vậy, khái niệm thường trú vẫn được dùng phổ biến với ý nghĩa chỉ nơi sinh sống, học tập hoặc làm việc của công dân nhưng có tính ổn định và thường xuyên.

Vậy thuật ngữ thường trú này có được áp dụng trong văn bản tiếng Anh chính thống hay không và thường trú tiếng Anh là gì? Tại các văn bản do Bộ Công an lưu hành nhằm phục vụ mục đích quản lý nhân khẩu thì thường trú tiếng Anh được dịch là “Permanent”. Nơi thường trú sẽ được thay thế bằng cụm từ “Permanent Residence” khi người nước ngoài phải trực tiếp khai văn bản.

Địa chỉ thường trú là gì?

Nếu bạn vẫn chưa biết nơi thường trú là gì thì có thể tham khảo định nghĩa dưới đây do Luật Cư trú sửa đổi 2013 và Nghị định 31/2014/NĐ-CP phát hành. Cụ thể như sau:

Địa chỉ thường trú là nơi công dân đã đăng ký với Công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tại địa phương nơi họ đang thường trú. Địa chỉ thường trú có thể không bắt buộc phải là nơi bạn sinh sống, tuy nhiên nếu không phải là nơi bạn sinh sống thì phải là nơi bạn chính thức làm việc hoặc có đăng ký kinh doanh.

Tính pháp lý của địa chỉ thường trú là gì? Đây sẽ là thông tin liên lạc chính thức và chi tiết nhất của mỗi công dân. Thường thì địa chỉ này sẽ được khai trong Lý lịch cá nhân hoặc hồ sơ xin việc. Nhà chức trách địa phương, cơ quan có thẩm quyền, lực lượng chức năng hoặc nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào địa chỉ này để liên lạc với công dân khi có trường hợp cần thiết.

Việc khai báo địa chỉ thường trú hiện nay yêu cầu công dân phải tự khai báo thành thực và chi tiết nhất có thể để thuận lợi cho thông tin liên lạc, sự quản lý của nhà nước về sau.

Hộ khẩu thường trú là gì?

Hộ khẩu thường trú là một văn bản pháp lý được cơ quan Công an địa phương cấp cho các công dân để chứng thực nơi cư trú của công dân đó. 

Sổ Hộ khẩu sẽ do Công an các địa phương cấp

Loại văn bản này đang được sử dụng phổ biến và rất có ích cho việc quản lý nhân khẩu, dân số của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong một số trường hợp, Hộ khẩu còn là công cụ giúp Nhà nước kiểm soát việc cư trú và di chuyển của người dân trong phạm vi lãnh thổ.

Tại Việt Nam, Hộ khẩu là văn bản chứng minh nhân thân được ưu tiên nhất, ngay cả Chứng minh thư nhân dân cũng phải đồng nhất thông tin với văn bản này.

Vậy mối liên hệ giữa hộ khẩu và địa chỉ thường trú là gì? Hộ khẩu sẽ thể hiện và chứng thực địa chỉ thường trú. Sổ này chỉ được cấp khi công dân đã khai báo thường trú thành công với cơ quan chức năng và xin cấp hộ khẩu thường trú.

Tuy nhiên, tại cùng một địa chỉ thì có thể đăng ký nhiều sổ Hộ khẩu khác nhau, mỗi sổ Hộ khẩu lại có thể bao gồm Chủ hộ và nhiều thành viên trong hộ. Nếu có nhiều sổ Hộ khẩu được đăng ký trên một địa chỉ thì cần đảm bảo địa chỉ này là nơi công dân thường xuyên sinh sống, là nơi ở hợp pháp và không có tranh chấp, kiện tụng. 

Pháp luật hiện quy định một số trường hợp đăng ký Hộ khẩu đặc biệt bao gồm:

  • Con cái sau khi sinh ra thường sẽ nhập khẩu theo Hộ khẩu của cha mẹ. 
  • Nếu trẻ em chỉ có người giám hộ hoặc người đứng tên đăng ký giấy khai sinh (nếu không có bố mẹ ruột) thì nhập khẩu vào hộ khẩu của những người này.
  • Người sống độc thân và được cơ quan hoặc tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung thì có thể đăng ký thường trú theo văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức đó. Nhóm đối tượng này cũng có thể căn cứ xem địa chỉ cơ quan thường trú là gì để xem xét việc chuẩn bị các thủ tục xin đăng ký thường trú.
  • Người đang sống, tu dưỡng hoặc sinh hoạt tại các cơ sở tôn giáo thì cần có giấy tờ chứng thực vị trí tu hành hoặc chuyên hoạt động tôn giáo hợp pháp theo các quy định hiện hành.
  • Các công dân còn lại chỉ cần có chỗ ở hợp pháp thì sẽ được đăng ký Hộ khẩu thường trú tại chính địa bàn đó.

Như vậy, chúng ta đã nắm bắt được các định nghĩa cơ bản về thường trú, hộ khẩu thường trú là gì. Vậy điểm lưu ý lớn nhất liên quan đến sổ Hộ khẩu và địa chỉ thường trú là gì? Đó chính là các thông tin này chỉ mang tính chất chứng minh địa chỉ cư trú hợp pháp của công dân, hoàn toàn không có tính chất pháp lý trong việc xác định quyền sở hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất đai tại địa chỉ ấy.

2. Phân biệt thường trú, tạm trú và lưu trú

Hiện nay, Việt Nam có hai hình thức cư trú bao gồm thường trú và tạm trú, ngoài cư trú thì còn có một hình thức khác là lưu trú. Bốn khái niệm này rất thường xuyên bị sử dụng nhầm lẫn trong cộng đồng. khonhadat.vn sẽ phân tích để độc giả hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa chúng.

Sự khác biệt giữa tạm trú và địa chỉ thường trú là gì?

Thường trú và tạm trú đều thuộc hình thức cư trú của mỗi công dân, tuy nhiên hai khái niệm này lại có sự khác biệt khá lớn.

Ngược lại với thường trú là việc công dân sinh sống thường xuyên không bị giới hạn về mặt thời gian tại địa phương thì tạm trú là địa chỉ sinh sống có thời hạn. Đăng ký thường trú sẽ được nhận sổ Hộ khẩu còn đăng ký tạm trú thì chỉ được Công an xã/phường cấp Sổ tạm trú hoặc được nhập tên vào Sổ tạm trú do Công an lưu giữ.

Thường trú và tạm trú là hai khái niệm phân biệt

Các công dân đến địa phương khác không phải nơi thường trú để sinh sống, học tập hoặc công tác thì trong vòng 30 ngày phải đến Công an sở tại để khai báo tạm trú. Nhóm công dân cần đăng ký tạm trú sẽ không thỏa mãn điều kiện để đăng ký thường trú.

Từ tạm trú lên thường trú được không và điều kiện nâng tạm trú lên địa chỉ thường trú là gì? Nếu bạn muốn nâng lên địa chỉ thường trú tại các thành phố lớn thì cần có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú tại thành phố ấy tối thiểu là 01 năm. Trong trường hợp nhập khẩu thì cần có sự đồng ý từ người đã có Hộ khẩu hợp pháp tại thành phố đó. 

Riêng đối với các trường hợp đăng ký từ tạm trú lên thường trú mà không sở hữu nhà riêng thì cần có Hợp đồng cho thuê/mượn diện tích nhà ở. Các điều khoản trong hợp đồng phải ghi rõ giới hạn không gian sống thuộc quyền sử dụng của cá nhân đăng ký thường trú.

Nếu người đăng ký lên thường trú là công dân nước ngoài thì Đại sứ quán sẽ phụ trách xin cấp Thẻ thường trú cho họ. Thẻ này có giá trị vô thời hạn để công dân có thể cư trú trong lãnh thổ Việt Nam.

Sự khác biệt giữa lưu trú và địa chỉ thường trú là gì?

Lưu trú là một dạng địa chỉ sinh sống có tính chất tạm thời của các công dân. Địa chỉ này có thể là nơi công dân chỉ ở lại một ngày, vài ngày hoặc chỉ ở thời gian rất ngắn nhưng thường xuyên quay lại. Điều này hoàn toàn ngược so với địa chỉ thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, thường xuyên, lâu dài.

Đối với công dân thực hiện lưu trú tại địa phương thì cần khai báo với cơ quan có thẩm quyền sớm nhất có thể. Các cơ quan quản lý lưu trú sẽ tiếp nhận khai báo đến 23 giờ hàng ngày. Nếu khai báo lưu trú sau 23 giờ thì cần đợi đến giờ hành chính của ngày làm việc gần nhất.

3. Cách xác định địa chỉ thường trú

Cách xác định địa chỉ thường trú cũng khá đơn giản, thường chỉ chia làm 2 trường hợp cơ bản. Vậy hai trường hợp xác định địa chỉ thường trú là gì, cách giải quyết như thế nào?

Trường hợp 1: 

Công dân từ nhỏ đến lúc trưởng thành chỉ sinh sống, học tập và làm việc tại một địa chỉ hoặc một khu vực duy nhất thì khu vực đó chính là nơi đăng ký thường trú của công dân. Địa chỉ này cũng cần thỏa mãn điều kiện là nơi ở hợp pháp theo quy định hiện hành.

Trường hợp 2:

Công dân thường xuyên phải di chuyển nơi ở qua nhiều địa phương khác nhau, không chênh lệch quá nhiều về thời gian cư trú thì khó xác định hơn. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào sự ổn định và thường xuyên mà công dân sống tại các địa chỉ này, nguyện vọng cá nhân để quyết định nơi công dân thực hiện đăng ký thường trú. Lưu ý rằng kể từ khi quyết định đăng ký thường trú tại đâu thì công dân nên sinh sống thường xuyên ở đó.

4. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến địa chỉ thường trú

Do thuật ngữ địa chỉ thường trú thường xuyên xuất hiện trong đời sống hàng ngày nên khonhadat.vn sẽ tổng hợp ra đây một số câu hỏi thường gặp kèm giải đáp. Hãy cùng chờ xem cách giải quyết các trường hợp đặc biệt liên quan đến địa chỉ thường trú là gì nhé!

Trường hợp Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu không đồng nhất thì giải quyết như thế nào?

Đã có rất nhiều trường hợp công dân có địa chỉ thường trú trong Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu không đồng nhất. Lý do thường là vì công dân đã thay đổi Hộ khẩu thường trú, địa chỉ công dân sinh ra và lớn lên không còn là nơi thường trú gốc được trình báo khi đăng ký xin cấp Chứng minh nhân dân. 

Đối với trường hợp này thì công dân nên khẩn trương đến Công an thành phố/quận và tương đương để xin cấp lại Chứng minh nhân dân, chỉnh sửa địa chỉ thường trú theo Hộ khẩu mới. Vậy trong thời gian đợi Chứng minh được cấp lại thì khi cần khai báo chứng minh nhân thân, địa chỉ thường trú ghi theo CMND hay sổ hộ khẩu?

Thắc mắc này sẽ được giải đáp dựa vào Điều 24, Luật Cư trú sửa đổi 2013. Theo đó, địa chỉ được ghi trên sổ Hộ khẩu luôn là địa chỉ chính xác nhất quy định nơi công dân sinh sống. Mỗi công dân chỉ có một địa chỉ đăng ký sổ Hộ khẩu duy nhất nên giá trị nơi thường trú cũng là cao nhất. Chứng minh thư sẽ được cấp và điều chỉnh theo sổ này.

Vậy nên khai địa chỉ thường trú là gì trong trường hợp này? Bạn cần khai báo các giấy tờ pháp lý hoặc giao dịch theo đúng địa chỉ đã đăng ký sổ Hộ khẩu mới nhất.

Công dân cần khai địa chỉ thường trú theo sổ Hộ khẩu

Công dân nên điền nội dung khai “Hiện cư ngụ tại” như thế nào?

Nội dung khai báo “Hiện cư ngụ tại” là một trong những nội dung khai báo dễ gây nhầm lẫn nhất hiện nay. Đối với nội dung này khá nhiều bạn đọc đang băn khoăn không biết “Hiện cư ngụ tại” là thường trú hay tạm trú. Câu trả lời là tùy trường hợp mà chọn khai là địa chỉ ứng với một trong hai hình thức cư trú trên.

Sở dĩ phải phụ thuộc vào tình hình thực tế như vậy là do bản thân mục khai báo trên nhằm làm rõ địa chỉ chính xác nhất của công dân tính đến thời điểm khai báo. Địa chỉ này cần đảm bảo công dân đang có thời gian sống ổn định. Ví dụ bạn vẫn giữ Hộ khẩu tại thành phố Hà Nội nhưng đã vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp nhiều năm thì nên ghi đang cư ngụ tại nơi bạn sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Do vậy, bạn nên xem xét xem mình đang ở địa chỉ nào thường xuyên nhất, thuận tiện cho việc liên hệ, thông tin nhất để khai vào mục này nhé!

Khai mục “Nơi ở hiện tại” trong lý lịch như thế nào?

“Nơi ở hiện tại” là gì? Thực tế, đây là một loạt các thông tin chỉ số nhà, tên đường, tên phường, thành phố,... thể hiện địa chỉ chính thức của một công dân.

Vậy nơi thường trú và nơi ở hiện tại hoặc Hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại trong trường hợp này có được tính là một không? Câu trả lời là có. Các văn bản chính thức hướng dẫn cách khai lý lịch hiện hành đều ghi rõ mục “Nơi ở hiện tại” khai theo nơi có Hộ khẩu. Nói cách khác, địa chỉ thường trú là gì thì ghi trong mục này như thế.

Lưu ý rằng mục “Nơi ở hiện tại” cần ghi cụ thể số nhà, tên đường/làng/xã/phường, huyện/quận/thành phố, tỉnh theo tên các đơn vị hành chính hiện hành thuộc hệ thống Nhà nước Việt Nam. Bạn có thể ghi thêm địa chỉ tạm trú nếu thấy cần thiết.

Chỗ ở hiện tại nên ghi theo Hộ khẩu

Cư trú hợp pháp tại địa phương có phải thường trú không?

Cư trú hợp pháp tại địa phương là gì? Căn cứ theo Luật Cư trú sửa đổi 2013 thì cử trú hợp pháp là chỉ hoạt động công dân sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của bản thân tại địa phương. Chỗ ở này có thể là nhà ở, các phương tiện đa công năng hoặc các mô hình nhà khác nhưng phải đảm bảo được tiêu chuẩn sinh hoạt trung bình. Công dân có thể sở hữu địa điểm cư trú hợp pháp đó hoặc thuê, mượn, ở nhờ đều được.

Cũng theo Luật Cư trú thì nơi cư trú hợp pháp không nhất thiết phải là nơi thường trú. Nói cách khác, không bắt buộc địa chỉ thường trú là gì thì nơi cư trú hợp pháp của công dân chỉ là duy nhất địa chỉ đó. Nơi cư trú hợp pháp còn có thể là nơi tạm trú của công dân. Các trường hợp lưu trú đã khai báo thành công với công an địa phương cũng có thể coi là cư trú hợp pháp.

>> Xem thêm: Nơi cư trú là gì và các quy định liên quan

5. Điều kiện đăng ký thường trú tại Hà Nội và từng nhóm địa phương

Thủ tục đăng ký địa chỉ thường trú tại mỗi địa phương đều có sự khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn tổng hợp các kinh nghiệm thực hiện đăng ký thường trú tại từng nhóm địa phương. Hãy cùng tìm hiểu xem thủ tục liên quan đến địa chỉ thường trú là gì tại địa phương của mình nhé!

Đối với trường hợp từ tỉnh ngoài chuyển đến Hà Nội

Hà Nội có vai trò tương đối đặc biệt trong hệ thống đơn vị hành chính tại nước ta. Đây không chỉ là thành phố đặc biệt mà còn là Thủ đô nên ngoài căn cứ vào Luật Cư trú để xác định thủ tục đăng ký địa chỉ thường trú là gì thì còn cần căn cứ thêm vào Luật Thủ đô. Cụ thể, Khoản 4, Điều 19, Luật Thủ đô đã quy định điều kiện để một công dân được quyền đăng ký thường trú tại Hà Nội bao gồm:

  • Công dân đã đăng ký tạm trú hợp pháp tại Hà Nội ít nhất 03 năm. (Xem thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ).
  • Công dân cần có nhà riêng, thuộc sở hữu của bản thân, nhà đứng tên thuê do các tổ chức hoặc cá nhân có giấy phép kinh doanh, cho thuê bất động sản cùng thực hiện hợp đồng.
  • Tổ chức hoặc cá nhân cho công dân thuê nhà có văn bản đồng ý cho công dân đó lấy địa chỉ bất động sản của mình làm địa chỉ thường trú cá nhân.
  • Bất động sản là nhà cho thuê phải đảm bảo điều kiện về diện tích tiêu chuẩn đối với nhà ở do Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua.

Chỗ ở thuê hoặc mượn vẫn có thể là chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú

Riêng trường hợp công dân nhập khẩu vào Hà Nội cùng thân nhân thường trú tại đây hoặc do cơ quan, tổ chức điều động, tuyển dụng thì thực hiện thủ tục như đối với các thành phố đặc biệt (trực thuộc Trung ương).

Nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú và cách tiến hành thủ tục đăng ký tương tự như đối với các trường hợp đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với trường hợp từ tỉnh ngoài chuyển đến các thành phố đặc biệt (trực thuộc Trung ương)

Nếu bạn muốn đăng ký địa chỉ thường trú tại các thành phố trực thuộc Trung ương thì cần căn cứ theo các quy định thuộc Luật Cư trú sửa đổi 2013. Vậy các điều kiện để đăng ký địa chỉ thường trú là gì?

  • Công dân đã có chỗ ở hợp pháp (có thể mua, thuê, mượn hoặc ở nhờ đều được) và đã tạm trú tại huyện ít nhất 01 năm hoặc ít nhất 02 năm nếu tạm trú tại quận.
  • Công dân đã có sự chấp thuận của công dân có sổ Hộ khẩu chính thức tại các thành phố này về việc nhập khẩu chung. Các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ưu tiên xét duyệt là vợ chồng về chung sống, con cái và bố mẹ về với nhau, ông bà về ở với cháu ruột,...
  • Công dân có quyết định điều động hoặc tuyển dụng chính thức tại các cơ quan có hưởng lương từ Ngân sách nước ta đồng thời phải có chỗ ở hợp pháp.
  • Công dân trước đây đã từng đăng ký thường trú tại địa phương nhưng chuyển đi, nay về định cư tại địa chỉ cư trú hợp pháp của mình.

Đối với các trường hợp cho thuê, mượn hoặc ở nhờ, chủ bất động sản cần cung cấp cho công dân văn bản thuận tình cho bạn đăng ký hộ khẩu vào địa chỉ của họ. Đồng thời các bất động sản này cũng cần đảm bảo diện tích bình quân đạt chuẩn theo quy định chung của địa phương.

Hồ sơ đăng ký địa chỉ thường trú là gì và cần tiến hành nộp tại đâu? Công dân cần thực hiện đăng ký thường trú tại Công an huyện/quận hoặc tương đương và chuẩn bị sẵn 01 bộ hồ sơ theo hướng dẫn tại Điều 7, Thông tư 35/2014/TT-BCA gồm:

  • Giấy chuyển Hộ khẩu (nếu bạn chuyển từ tỉnh ngoài đến).
  • Phiếu khai thay đổi nhân khẩu theo mẫu hiện hành.
  • Các tài liệu chứng thực nơi ở hợp pháp của bản thân.
  • Các tài liệu chứng minh được thời gian tạm trú từ trước, sổ Hộ khẩu, chứng minh có xác nhận của Công an nơi đăng ký thường trú trước đây. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang theo Quyết định tuyển dụng lao động, huy động người (nếu có).

Thời hạn giải quyết hồ sơ nói trên không quá 15 ngày làm việc chính thức.

Đối với trường hợp chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác

Căn cứ theo Điều 19, Luật Cư trú sửa đổi 2013 thì các công dân có chỗ ở hợp pháp trong tỉnh có quyền đăng ký thường trú ngay trên địa bàn tỉnh đó. Công dân vẫn phải có văn bản thể hiện sự chấp thuận của người cho thuê/mượn bất động sản (nếu có).

Cách đăng ký địa chỉ thường trú là gì đối với trường hợp này? Các công dân chỉ cần nộp Phiếu báo thay đổi Hộ khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp lên Công an xã/phường hoặc tương đương là được. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công dân sẽ nhận được kết quả từ cơ quan có thẩm quyền.

Đối với trường hợp chuyển nội bộ trong tỉnh

Nếu công dân chỉ chuyển Hộ khẩu nội bộ trong tỉnh thì bộ hồ sơ đăng ký thường trú tương đối đơn giản:

  • Phiếu báo thay đổi nhân khẩu.
  • Sổ Hộ khẩu cũ.
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Có 02 trường hợp không cần phải nộp loại giấy này nhưng phải có giấy tờ chứng minh kèm xác nhận của công an địa phương là người thân của chủ hộ mới hoặc trẻ chưa thành niên; người mất trách nhiệm, năng lực hành vi dân sự; người khuyết tật.

Hình ảnh phiếu báo thay đổi nhân khẩu hiện nay

Bộ hồ sơ này sẽ được nộp tại Công an xã/huyện/quận hoặc tương đương sở tại. Sau khi đã nhận hồ sơ thì Công an sẽ giao lại cho bạn một giấy biên nhận đảm bảo nhận đủ các giấy tờ cần thiết. Họ sẽ phải báo lại cho bạn nếu hồ sơ của bạn thiếu giấy tờ pháp lý sau chậm nhất là 02 ngày thụ lý hồ sơ. 

Sau 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, bạn sẽ được trả kết quả. Lưu ý, lúc này bạn nên kiểm tra kỹ xem địa chỉ thường trú là gì trong các loại giấy tờ mới cấp. Đồng thời bạn cũng có nghĩa vụ ký nhận và nộp lệ phí (nếu có). Nếu hồ sơ của bạn không đạt điều kiện đăng ký thường trú thì phía công an cần có văn bản trả lời và nếu rõ lý do. Phía Công an cũng có nghĩa vụ trả lại bạn đầy đủ hồ sơ mà bạn đã nộp.

Khi đã đăng ký thành công Hộ khẩu mới thì trong vòng 05 ngày làm việc, Công an tại nơi đăng ký Hộ khẩu cũ sẽ gửi giấy triệu tập công dân đến để làm thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký thường trú tại địa phương hoặc sổ Hộ khẩu. Quá thời hạn 90 ngày mà công dân không đến cơ quan có thẩm quyền để làm thủ tục thì Công an sẽ tiến hành xóa đăng ký thường trú theo đúng quy định hiện hành.

6. Văn bản đồng thuận cho đăng ký địa chỉ thường trú là gì?

Các trường hợp công dân không có nơi ở hợp pháp hoặc không đủ điều kiện xét là nơi ở hợp pháp mà muốn nhập khẩu vào nơi đang tạm trú thì cần nhờ người thân đã có Hộ khẩu hỗ trợ làm thủ tục. Cụ thể, thân nhân này sẽ viết một dạng Giấy xác nhận chấp thuận cho công dân đăng ký thường trú vào nhà ở của họ.

Nội dung của Giấy chấp thuận phải ghi rõ họ tên, thông tin cá nhân của cả hai bên liên quan, ghi rõ các thông tin liên quan đến địa chỉ bất động sản chuẩn bị đăng ký thường trú. Thân nhân cũng nên chuẩn bị sẵn các giấy tờ đi chứng thực quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở đi kèm theo văn bản đồng thuận.

Trên đây là các tư vấn của chúng tôi liên quan đến địa chỉ thường trú là gì, cách xử lý các trường hợp có liên quan cũng như thủ tục tự đăng ký thường trú tại các địa phương. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp ích cho các bạn phần nào trong quá trình đăng ký địa chỉ thường trú. Chúc các bạn thành công!

Theo ThanhnienViet

TIN CŨ HƠN
CHỦ ĐỀ KHÁC
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM