Trang mua bán nhà đất hàng đầu Việt Nam

Tầng hầm của chung cư: Vẫn chưa rõ ràng vấn đề sở hữu

Cập nhật: 11/09/2014 09:19

Những tranh chấp phát sinh từ câu chuyện đâu là sở hữu chung, sở hữu riêng đối với khu vực tầng hầm, tầng trệt để xe vẫn đang là vấn đề đau đầu ở hầu hết các khu chung cư. Tuy nhiên, Dự thảo luật Nhà ở sửa đổi đang được Quốc hội xem xét chưa giải quyết dứt điểm.

Thậm chí, việc quy định không rõ ràng về quyền sở hữu đối với khu vực tầng hầm, tầng trệt để xe đang khiến các điều luật trở nên khó hiểu, nguy cơ đẩy câu chuyện trở nên khó giải quyết hơn.

Theo quy định tại khoản 3 điều 100 dự thảo luật thì chỗ để xe được chia thành 2 loại, nếu là chỗ để xe 2 bánh thì thuộc sở hữu chung, nếu là chỗ để ô tô thì do chủ đầu tư quyết định sẽ thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc thuộc sở hữu chung. Tại sao lại phải phân biệt 2 loại chỗ để xe: chỗ để xe 2 bánh (thuộc sở hữu chung), chỗ để xe 4 bánh thì do chủ đầu tư quyết định?

Dự thảo Luật Nhà ở chưa giải quyết được vấn đề sở hữu đối với khu vực tầng hầm, tầng trệt để xe

Cần phải nhắc lại rằng, khoản 3 điều 70 luật Nhà ở hiện hành đã quy định rất rõ nơi để xe là thuộc sở hữu chung. Tuy nhiên, khi hướng dẫn thi hành, khoản 2 điều 49 Nghị định 71/2010/NĐ-CP (do Bộ Xây dựng chủ trì) đã chia nơi để xe thành 2 loại giống như trong dự thảo này. Và kết quả là, quy định nặng lợi ích chủ đầu tư, nhẹ quyền lợi người tiêu dùng này đã gây ra không biết bao nhiêu trường hợp tranh chấp về nơi để ô tô trong nhà chung cư vì không rõ là thuộc sở hữu chung hay sở hữu riêng, phát sinh tranh cãi về mức giá trông giữ ô tô, gây mất ổn định trật tự xã hội.

Để giải quyết chuyện khó hiểu này, Quốc hội nên lập tức yêu cầu cơ quan soạn thảo giải trình, tại sao lại quy định gây bất lợi tiếp tục nghiêng về phía cư dân?

Có 2 cách có thể đảm bảo công bằng trong trường hợp này. Thứ nhất, luật cần khẳng định tầng hầm để xe nhất thiết phải thuộc sở hữu chung (dựa trên nguyên tắc quyền sở hữu tuyệt đối, nhà ở nhất thiết phải có chỗ để xe). Thứ hai, có thể áp dụng quy định của nhiều nước khác trên thế giới. Cụ thể, đây là vấn đề thuộc luật dân sự, nghĩa là có thể thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người mua nhà, không quy định cụ thể sở hữu thuộc bên nào. Luật của các nước bắt buộc chủ đầu tư khi bán căn hộ chung cư phải có một bản tuyên bố (quy chế) trong đó nói rõ về sở hữu chung, riêng. Nếu tầng hầm thuộc sở hữu chủ đầu tư thì giá thành căn hộ thấp hơn, khi sử dụng dịch vụ (trong giữ xe) các chủ căn hộ phải trả tiền. Nếu được tính là diện tích chung thì giá căn hộ sẽ cao hơn, nhưng các hộ dân lại được sử dụng miễn phí phần diện tích đó.

(Theo Thanhnien)

TIN CŨ HƠN
CHỦ ĐỀ KHÁC
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM