Đầu tư nhà nát rồi tân trang bán lại hoặc cho thuê đang là một trong những "chiêu độc" nhằm kiếm lợi nhuận khủng trong thời gian ngắn. Vậy nhà nát là gì, “đổ tiền” vào nhà nát có rủi ro hay không và cần lưu ý điều gì khi mua nhà nát Dĩ An Bình Dương, nhà nát Bình Tân, nhà nát quận 9?
1. Nhà nát là gì?
Ngày nay, không khó để tìm kiếm những ngôi nhà nát nằm trong ngóc ngách, con hẻm nhỏ, sâu của các thành phố. Đúng như tên gọi, đây là những ngôi nhà đã cũ kỹ vì sử dụng lâu năm, kết cấu xây dựng xập xệ, tồi tàn, thậm chí hư hỏng. Với giá bán rẻ nên nhà nát không chỉ là sản phẩm dành cho những người có nhu cầu ở thực nhưng ít vốn, mà còn là kênh đầu tư hứa hẹn sinh lời hiệu quả được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Giao dịch bán nhà nát theo đó đang diễn ra khá phổ biến trên thị trường, có những tin rao nhà bán dưới 1 tỷ dù ở ngay khu trung tâm khiến người mua dễ dàng bị thu hút.
2. Lợi thế và rủi ro khi mua nhà nát
Dù đã cũ kỹ và chất lượng sử dụng không đảm bảo nhưng nhà nát vẫn sở hữu những lợi thế riêng hấp dẫn giới đầu tư. Nhất là khi nhà đầu tư còn non trẻ, muốn lời cao lãi nhanh nhưng lại không dám rót tiền vào những phân khúc bất động sản đang sốt nóng. Khi đó, "săn nhà nát" trở thành một lựa chọn lý tưởng bởi có thể đem lại nhiều lợi thế, đặc biệt là việc có thể thu về lời lãi cao trong thời gian ngắn.
Lợi thế khi mua nhà nát
- Dễ dàng tìm hiểu lịch sử và pháp lý ngôi nhà do nó đã được xây dựng và tồn tại ở vị trí đó lâu năm. Sau khi sửa sang bán lại nhà nát này, người mua cũng yên tâm hơn vì có thể nắm được toàn bộ thông tin về giấy tờ nhà đất, mục đích sử dụng đất, các vấn đề liên quan đến chủ nhà cũ, quy hoạch (nếu có)...
- Không mất thời gian làm các thủ tục xin cấp mới đồng hồ điện nước do có sẵn từ chủ cũ, thuận tiện để đưa vào sử dụng ngay.
- Nhà nát đã tồn tại lâu năm và thường được xây dựng trên đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng. Do đó, khi phá bỏ nhà cũ và xin giấy phép xây dựng nhà mới cũng dễ dàng hơn.
- Xây sửa theo ý thích và nhu cầu sinh hoạt. Sau khi bỏ tiền ra mua nhà và tân trang cho đẹp, mới, giá bán của ngôi nhà sẽ tăng lên đáng kể, thậm chí gấp nhiều lần, tạo ra món lời lớn cho nhà đầu tư.
Tân trang nhà nát để bán lại kiếm lời đang là kênh đầu tư thu hút không ít người. Ảnh minh họa: Internet
Rủi ro khi mua nhà nát
- Người mua phải lên kế hoạch tu bổ, sửa chữa nhà nát làm sao cho hợp lý, hiệu quả và không quá tốn kém về mặt chi phí. Cũng cần phải tính toán làm sao để thời gian tân trang nhà nát không quá lâu bởi thời gian sửa chữa kéo dài sẽ chỉ khiến nhà đầu tư phải chôn vốn lâu thêm, dễ bị áp lực tài chính nếu đầu tư bằng nguồn tiền đi vay thay vì sẵn có.
- Nhà nát sau khi tốn kém tân trang xong lại không phù hợp với thị hiếu của người mua nên vẫn ế, vẫn lỗ như thuờng.
- Do nhà nát thường nằm sâu trong các ngõ hẻm nên người mua phải bỏ nhiều thời gian, công sức để tìm kiếm cơ hội mua được nhà nát ở vị trí tốt, giá rẻ và giàu tiềm năng bán lại, cho thuê sau khi tân trang.
- Trường hợp không tìm hiểu kỹ pháp lý nhà nát mà vội vàng mua vì ham rẻ, nhà đầu tư sẽ bị rơi vào cảnh ở không được mà bán cũng chẳng xong.
3. Kinh nghiệm mua nhà nát hạn chế tối đa rủi ro
Chỉ cần tìm kiếm trên Google theo motip “nhà nát + X” (trong đó X là địa điểm cần tìm mua nhà nát, ví dụ nhà nát quận 9, nhà nát Bình Thạnh, nhà nát Bình Tân, nhà nát Dĩ An Bình Dương…), bạn sẽ được trả về hàng ngàn kết quả, phần lớn trong số đó là những tin đăng bán nhà nát với mức giá và những lời chào mời hấp dẫn. Để xác minh những thông tin quảng cáo đó và chọn mua được nhà nát phù hợp với mục đích sử dụng của mình, người dân cần lưu ý những kinh nghiệm sau:
- Xem xét kỹ nguồn gốc, phong thủy, thông tin về chủ nhà cũ, lý do bán nhà, kiểm tra hồ sơ giấy tờ nhà đất xem có đảm bảo tính pháp lý không.
- Tìm hiểu môi trường sống, hàng xóm, giao thông xung quanh khu vực. Nếu những yếu tố này đều tốt đẹp, thuận lợi thì nhà nát chỉ cần được tân trang diện mạo sẽ rất dễ thu hút người mua.
- Chọn nhà nát với kết cấu dễ cải tạo để thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn cho việc xây sửa.
- Tuyệt đối không nên ham rẻ mà vội vàng mua nhà nát khi chưa nghiên cứu kỹ thông tin, hoặc quá tin lời “cò nhà đất” mà không đến trực tiếp nhà nát nhiều lần để kiểm tra thực tế.
Hy vọng bài viết trên của khonhadat.vn đã giúp nhà đầu tư mới nắm được khái niệm nhà nát là gì, những lợi thế và rủi ro khi đầu tư nhà nát. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu thêm các khái niệm về bất động sản khác để có thể nhìn nhận, đánh giá khách quan về thị trường trước khi đưa ra quyết định, ví dụ như: “Đất nền là gì? Những loại đất nền nào nhà đầu tư nên né?”, “Đất 2L là gì? Có được xây nhà ở trên đất 2L hay không?”...
Theo ThanhnienViet