Trang mua bán nhà đất hàng đầu Việt Nam

Hoạt động M&A tại Tp.HCM góp phần giảm tồn kho BĐS

Cập nhật: 16/08/2015 00:00

Theo số liệu thống kê, tồn kho bất đông sản (BĐS) giảm mạnh và nhiều dự án "chết" đã hồi sinh trở lại. Thị trường BĐS có những bước dịch chuyển tích cực một phần là do hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) các doanh nghiệp, dự án BĐS diễn ra mạnh mẽ.

Mới đây, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đã công bố báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm nay và kế hoạch hoạt động 6 tháng cuối năm của hiệp hội. Theo báo cáo này, hiện Tp.HCM có tất cả 1.407 dự án phát triển BĐS, trong đó có 85 dự án bị thu hồi chủ trương đầu tư, 689 dự án tạm ngưng triển khai. Trên thị trường Tp.HCM, lượng hàng tồn kho theo thống kê của 36 dự án năm 2012 tới hết tháng 06/2015 đã giảm 58,67 %, tương đương 8.501 căn.

HoREA cho biết, số lượng hàng tồn kho giảm một phần xuất phát từ hoạt động chuyển nhượng mua bán dự án (M&A), hợp tác đầu tư nhằm phát triển dự án BĐS diễn ra mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, nổi bật vai trò của những doanh nghiệp nội địa, đang dần hình thành các tập đoàn phát triển BĐS lớn cả về năng lực tài chính, quy mô hoạt động, sản phẩm đa dạng như: Novaland, Vingroup, Nam Long, Hưng Thịnh, Phúc Khang, Đại Quang Minh, Phú Mỹ Hưng...

Theo ghi nhận thực tế, thời gian vừa qua, hoạt động M&A, hợp tác phát triển dự án diễn ra mạnh thị trường Tp.HCM với sự tham gia của những nguồn vốn nước ngoài. Gần đây nhất, Tập đoàn Creed Group tới từ Nhật Bản đã cam kết rót 200 triệu USD vào Công ty Địa ốc An Gia Investment để phát triển một số dự án của công ty này tại Tp.HCM.

Quỹ đầu tư này trước đó cũng đã đầu tư gần 60 triệu USD phát triển Dự án City Gate Towers (quận 7) của chủ đầu tư là Công ty Năm Bảy Bảy (NBB). Bên cạnh đó, Quỹ này còn ký kết thỏa thuận nguyên tắc tham gia phát triển hai dự án khác của NBB là NBB Garden III và NBB Garden II với tỷ lệ góp vốn 50%, tương đương hơn 26 triệu USD.

Công ty Địa ốc Nam Long cho hay, công ty đã hợp tác với hai doanh nghiệp BĐS tới từ Nhật Bản là Nishi Nippon Railroad và Hankyu Realty mua lại toàn bộ dự án Flora Anh Đào bằng việc chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của chủ đầu tư của dự án Flora Anh Đào (Công ty Nguyên Phúc) với tổng chi phí phát triển dự án vào khoảng 500 tỷ đồng.

Hiện tại, hoạt động M&A tại Tp.HCM góp phần giảm tồn kho BĐS

Kể từ năm 2014, thị trường cũng đã nhộn nhịp với hàng loạt những thương vụ M&A của tất nhiều doanh nghiệp. Nổi bật trong đó phải kể tới Tập đoàn Novaland khi đã thâu tóm nhiều dự án như: Orchard Garden, Garden Gate (quận Phú Nhuận), The Sun Avenue (quận 2), Lucky Palace (quận 6), Lexington (quận 2)...

Mới đây, Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt cũng đã mua lại khu đất trị giá hơn 500 tỷ đồng ở quận 5 của Công ty Đức Khải nhằm phát triển dòng căn hộ cao cấp mang thương hiệu The EverRich. Công ty Hòa Bình nhận chuyển nhượng 3 dự án Soho River View (Bình Thạnh), Ascent (quận 2) và Green Park (Bình Tân) với tổng giá trị hơn 650 tỷ đồng.

Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công và Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (SCR) đã chuyển nhượng Dự án Celadon cho cho Gamuda Land Vietnam với tổng giá trị hợp đồng hơn 1.000 tỷ đồng.

Tương tự, Tập đoàn Hưng Thịnh cũng đi đầu trong hoạt động mua và phát triển lại nhiều dự án như: 8X Đầm Sen, 8X Plus, 8X Thái An, 12 View, Tân Hương Tower... Tổng vốn đơn vị này sử dụng để mua dự án khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.

Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land Nguyễn Nam Hiền cho hay, việc mua lại những dự án của những doanh nghiệp gặp khó khăn có các lợi thế nhất định. Ông Hiền giải thích, thứ nhất là doanh nghiệp sẽ có sẵn đất, lại không mất thời gian chờ đợt lo những thủ tục pháp lý. Thứ hai là có sẵn đất doanh nghiệp sẽ có thể phát triển xây dựng ngay. Người mua cũng ưa chuộng những loại sản phẩm này vì tiến độ xây dựng nhanh, bảo đảm thời gian ngắn có thể vào ở được ngay.

Theo Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Tiến Phát Võ Minh Hoàng, Tiến Phát hiện tại mới giới thiệu ra thị trường Dự án Grand Riverside, hợp tác đầu tư cùng Công ty CP Thương mại và Đầu tư Hồng Hà. Bên cạnh đó, cũng đã ký kết một thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Hồng Hà, Tiến Phát, Maritime Bank và Công ty Xây dựng Hòa Bình nhằm phát triển những dự án sắp tới.

Ông Hoàng cho hay, quỹ đất sạch hiện nay rất khan hiếm nên hình thức sáp nhập, mua bán chuyển nhượng dự án đang được tương đối nhiều nhà đầu tư chọn lựa. Bởi vì, để phát triển một dự án mà chưa có đất sạch thì sẽ rất lâu trong khi thị trường hiện tại đang có các tín hiệu tốt nên phải tận dụng được cơ hội phát triển để có sản phẩm giới thiệu ra thị trường ngay.

Theo HoREA, số lượng tồn kho trên thị trường hiện tại cũng là một nguồn dự án tiềm năng đối với hoạt động M&A trong thời gian sắp tới. Qua hoạt động M&A, những doanh nghiệp đã tự giải quyết một phần rất quan trọng nợ xấu, hàng tồn kho trên thị trường BĐS.

(Theo CafeLand)

TIN CŨ HƠN
CHỦ ĐỀ KHÁC
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM