Trang mua bán nhà đất hàng đầu Việt Nam

Nhà đầu tư ngoại đang tăng cường đổ vốn vào BĐS Việt Nam

Cập nhật: 21/11/2014 20:59

Tổng giám đốc Công ty Tư vấn bất động sản (BĐS) Cushman & Wakefield Việt Nam Timothy Horton đã trao đổi với phóng viên về sự phát triển của thị trường BĐS và xu hướng của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới.

- Ấn phẩm mới xuất bản toàn cầu “Những thách thức và cơ hội tại các thị trường tiên phong và mới nổi” của Cushman & Wakefield có nhắc tới các quốc gia VIP tại  châu Á - Thái Bình Dương được xếp hạng cao. Về điều này, ông có thể cho biết chi tiết hơn không?

Tổng giám đốc Công ty Tư vấn BĐS Cushman & Wakefield Việt Nam
Timothy Horton

7 thị trường tại châu Á - Thái Bình Dương trong ấn phẩm mới xuất bản đã được xếp hạng cao trong danh sách các thị trường mới nổi và tiên phong trên thế giới. Cụ thể, Việt Nam, Philippines và Indonesia được đánh giá cao (VIP) với các phân tích chuyên sâu về hoạt động, đặc tính của nền kinh tế.

Các nước VIP, nhất là Việt Nam, đã rất nỗ lực để tăng thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong 10 năm qua, thông qua việc nâng cao công tác quản lý chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và cải thiện tính minh bạch của thị trường. Theo đó, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực trong quản lý chặt chẽ chính sách tiền tệ và tài khóa, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Tín nhiệm Moody đã được công bố tháng 7 vừa qua.

- Các doanh nghiệp nước ngoài hiện đang có cơ hội và thách thức gì khi đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực BĐS, thưa ông?

Những nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam và nhà đầu tư đang hiện diện tại thị trường này đã có thêm niềm tin nhờ những nỗ lực trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các biện pháp xử lý nợ xấu của Chính phủ.

Dù đã trải qua các giai đoạn suy giảm chậm, phục hồi rồi ổn định, tuy nhiên, thị trường BĐS Việt Nam vẫn tồn đọng một lượng lớn các loại tài sản đóng băng lâu hơn dự kiến. Hiện chúng tôi đã thấy sự gia tăng nhu cầu giao dịch với các tài sản đang hoạt động có dòng tiền ổn định tại Việt Nam, nhưng cấp độ rủi ro cao hơn.

Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài đang tăng cường đổ vốn vào BĐS Việt Nam
(Ảnh minh họa, nguồn: Báo Xây dựng)

Bên cạnh đó, thị trường hiện đang thiếu các dự án quy mô tầm cỡ, trong khi nguồn cầu gia tăng mạnh mẽ, nguồn cung phân khúc này rất nhỏ. Nếu đặt trong bối cảnh thị trường BĐS đã phát triển ổn định, các tài sản này tỷ lệ lợi nhuận mang lại tương đối thấp. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam lại được giao dịch với tỷ lệ lợi nhuận cao, dưới 10%.

Có thể thấy, thời gian qua, phần lớn những giao dịch trên thị trường được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài. Trong các thương vụ vừa qua, hiện diện của các tập đoàn lớn trong nước đã có sự gia tăng đáng kể.

- Về thị trường BĐS Việt Nam năm 2014 và những năm tiếp theo, ông nhận định gì?

Theo tôi, năm 2014 đã đánh dấu bước chuyển trong niềm tin thị trường, tuy chậm nhưng tích cực. Chúng ta ghi nhận được số lượng lớn các công ty nước ngoài và trong nước cam kết đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua. Trên đa số các loại BĐS, hiện vẫn còn nhiều tài sản tiềm năng nhờ có vị trí, đặc điểm và quy mô phù hợp với nhu cầu của thị trường. Khi đưa ra mức giá, các chủ đầu tư dự án tỏ ra hợp tác hơn trong quá trình thương thuyết với các đối tác tiềm năng, việc này không xảy ra tại thời điểm nóng như những năm 2007-2008.

Với nhiều khuyến khích hỗ trợ từ Chính phủ, các tập đoàn đa quốc gia không ngừng mở rộng quy mô, các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh và công nghệ nhanh sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ trong trung hạn. Đương nhiên, BĐS sẽ được hưởng lợi sau những bước đầu tư này.

- Việt Nam đang đón làn sóng M&A thứ hai, ý kiến của ông về việc này?

Đây có phải sóng M&A thứ hai không, tôi không chắc liệu, tuy nhiên, đúng là thị trường M&A đã sôi động hơn. Nhưng vẫn có một số nhà đầu tư lớn hiện đang lưỡng lự, chờ kết quả từ quá trình xử lý nợ xấu của Chính phủ và liệu Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có trở thành công cụ xử lý nợ xấu không.

Tại thị trường BĐS, để cải thiện niềm tin của nhà đầu tư, Chính phủ nên đẩy mạnh tham gia các hiệp định thương mại, tăng cường nâng cao cơ sở vật chất, nới lỏng luật lệ, liên tục giám sát tỷ lệ lạm phát, kiểm soát chính sách tiền tệ...

(Theo Tin nhanh chứng khoán)

TIN CŨ HƠN
CHỦ ĐỀ KHÁC
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM