Trang mua bán nhà đất hàng đầu Việt Nam

Cổ phiếu BĐS có xu hướng tăng giá

Cập nhật: 10/03/2014 12:34

Cổ phiếu BĐS bất ngờ tăng đột biến trong những tháng đầu năm khiến nhiều nhà đầu tư coi đó là món hời để thu lợi. Tuy nhiên, trong xu hướng thị trườn BĐS luôn có nhiều biến động như hiện nay, việc thu mua cổ phiếu BĐS có thực sự đem lại nguồn lợi lớn như các nhà đầu tư nghĩ hay không?!

Diễn biến quá trình tăng giá của nhóm CP BĐS trong khoảng 6 tháng trở lại đây có thể tạm chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tư giữa tháng 9.2013 đến hết tháng 11, các cổ phiếu BĐS đã có sự tăng giá khá mạnh. Sau đó đến giai đoạn đi ngang và điều chỉnh từ tháng 12 đến trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đa phần các CP lình xình, và sóng tăng chuyển sang nhóm CP CK hay các bluechip.

Tuy nhiên, đến hết tháng 1/2014 thì nhiều CP đã có mức tăng giá khá ấn tượng, từ 2-3 lần so với vùng đáy tháng 9/2013. Sau kỳ nghỉ tết, nhóm CP BĐS lại nổi lên là những CP tăng giá mạnh nhất. Kể từ đầu tháng 2, các CP này đã tăng giá khoảng 32% sau 15 phiên. Một mức tăng có thể gây sửng sốt cho các NĐT ở thời điểm hiện tại. Có không ít NĐT đã phải nuối tiếc khi nhìn những CP BĐS liên tục tăng với những phiên giao dịch tím ngắt. Cụ thể như so với trước tết, thị giá của CP DXG tăng 33%; DIG tăng 38%; SJS tăng 31% hay HDG tăng 39%.

Vậy vì sao các CP BĐS lại có biến động mạnh như vậy? Theo đánh giá của một số chuyên gia CK, sự tăng giá của nhóm CP này dựa trên kỳ vọng có cơ sở về sự khởi sắc của thị trường BĐS trong năm 2014. Hiện tại trong thị trường BĐS Hà Nội và Tp.HCM, phân khúc nhà đất có giá trị dưới 2 tỉ đồng được giao dịch rất sôi động.

Tại báo cáo quý IV của CBRE, lượng căn hộ bán được trên thị trường sơ cấp tăng 40,4% so với quý trước và 53,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 2.000 căn. Hầu hết giao dịch thành công thuộc phân khúc bình dân, chiếm khoảng 49%. Thậm chí, phân khúc BĐS cao cấp và nghỉ dưỡng cũng đã có dấu hiệu cải thiện ghi nhận số lượng giao dịch tăng lên trong thời gian qua.

Những dự án được quan tâm là dự án có vị trí đắc địa như trên bãi biển, trong khu vực trung tâm hoặc dọc theo bờ sông. Bên cạnh đó, chủ đầu tư có uy tín, chất lượng xây dựng và tiện ích được cung cấp là những yếu tố quyết định khi khách hàng lựa chọn. Bên cạnh đó, không chỉ được hỗ trợ từ nền tảng thị trường, sự tăng giá của CP BĐS còn được giới đầu tư kỳ vọng tăng giá do xét với giá đỉnh CP trước năm 2009 thì đáy CP giảm khoảng 85%, trong khi giá BĐS trung bình chỉ giảm 30-40%. Thậm chí, dù đã tăng rất mạnh so với mức đáy thì giá của các CP BĐS hiện nay so với đỉnh cũ vẫn thấp hơn 60%. Như vậy, kỳ vọng để CP BĐS tiếp tục tăng giá là rất lớn. Đây là lý do khiến không ít NĐT sẵn sàng bỏ tiền ra mua các CP BĐS.

Sự phân tích trên cho thấy các CP BĐS vẫn trong xu hướng tăng giá, tuy nhiên không phải CP nào cũng xứng đáng để đầu tư, hay nói cách khác NĐT phải biết lựa chọn CP. Ví dụ, các Cty BĐS có vay nợ nhiều, đòn bẩy tài chính cao dù thị trường BĐS nhúc nhích ấm lên thì KQKD cũng khó có thể hồi phục như mong đợi. Nhưng ngay cả những Cty có đòn bẩy tài chính cao thì cũng có Cty quản trị tốt và Cty quản trị lỏng lẻo. Đại diện cho các Cty đòn bẩy cao nhưng quản lý tốt là HBC, CII thì NĐT vẫn có thể xem xét. Còn nhóm các Cty nên chú ý là đòn bẩy tài chính thấp, quản lý tốt như TDH, CTD, HLD...

Theo một chuyên gia tư vấn đầu tư CK, xu hướng tăng giá của CP BĐS trong ngắn hạn vẫn còn nhưng điểm mua an toàn để CP BĐS là món hời là không còn. Việc các CP liên tục tăng điểm cũng đồng thời làm tăng rủi ro giảm giá trung hạn. Theo ông Nguyễn Tuấn - chuyên gia phân tích CK - thì CP BĐS có thể sẽ có 1 nhịp tăng nữa, nhưng sau đó sẽ giảm lại và dần đi đến ổn định để phù hợp với KQKD.

(Theo Lao Động)

TIN CŨ HƠN
CHỦ ĐỀ KHÁC
TIN ĐƯỢC QUAN TÂM